Tìm hiểu lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam và sự ra đời của Hội điều dưỡng
Hiện nay, ngành Điều dưỡng đã được xem là ngành nghề độc lập, kết hợp với những thành phần y tế khác trong chăm sóc sức khỏe điều trị của bệnh nhân. Để giúp bạn hiểu hơn về ngành ghề này, bài viết xin chia sẻ lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam và sự ra đời của Hội điều dưỡng.
1. Sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam
Ngành Điều dưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ và chăm sóc một cách tối ưu nhất về sức khỏe, dự phòng bệnh qua chẩn đoán, điều trị bệnh cho mọi người. Thực chất, Điều dưỡng viên là y tá hàng ngày chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, là trợ lý của bác sĩ theo dõi tình hình bệnh nhân và xử lý các thủ tục nhập- xuất viện. Vậy ngành nghề này tại Việt Nam được hình thành và phát triển như thế nào?
Theo những tin tức ngành Điều dưỡng, người đặt nền móng cho ngành điều dưỡng y học cổ truyền là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông.
Vào cuối thế kỷ 17, Tổng hợp những điều cần biết về ngành Điều dưỡng linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha đặt nền móng điều dưỡng phương Tây ở nước ta, xây dựng tu viện, chữa bệnh cho các tín đồ, người nghèo, trẻ mồ côi với tinh thần nhân đạo không đòi hỏi thù lao.
Thời gian cuối TK XIX và đầu TK XX, thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành xây dựng khá nhiều bệnh viện trên đất nước Việt Nam. Đến năm 1901, đã có lớp Điều dưỡng bệnh phong và tâm thần đầu tiên được mở ra tại Việt Nam ở bệnh viện Chợ Quán. Đây là tiền đề của những lớp Điều dưỡng khác được mở ra về sau. Tuy nhiên, về chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng trong thời kỳ này còn sơ khai, thiếu những dụng cụ học tập.
Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu điều trị cho những chiến trị bị thương. Đây là nguyên nhân gia tăng các lớp đào tạo ngành Điều dưỡng. Trong thực tế chiến tranh, những trang thiết bị còn thiếu thốn nhưng các Điều dưỡng viên đã tận tâm chăm sóc sức khỏe người bệnh, chữa lành vết thương và đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả.
Từ sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác điều dưỡng tại hai miền. Đến năm 1985 thì cho mở khoa đào tạo Đại học Điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam. Đây được xem là dấu mốc quan trọng của ngành Điều dưỡng, coi Điều dưỡng là một ngành nghề độc tập trong hệ tống y tế.
Năm 1992, Phòng Y tá được thành lập thuộc Vụ Điều trị Bộ Y tế với nhiệm vụ phát triển công tác điều dưỡng trên cả nước thời đó. Ngày 13 tháng 8 năm 1997, Nhà nước đồng ý đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng. Cho đến nay, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có 800 chi hội và hơn 80.000 hội viên.
>>>Xem thêm: Ngành Điều dưỡng thi khối nào? và tổ hợp môn xét tuyển của ngành
2. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Hội Điều dưỡng
Năm 1986, khu vực Hồ Chí Minh mở đại hội thành lập Hội Điều dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1989, Hội Điều dưỡng Hà Nội và Hội Điều dưỡng tỉnh Quảng Ninh ra đời. Tiếp sau đó, một số tỉnh thành khác cũng thành lập Hội Điều dưỡng.
Được sự cho phép của chính phủ, ngày 26/10/1990, Hội Y tá- Điều dưỡng Việt Nam mở Đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Đình. Nhiệm kỳ thứ nhất của BCHTW Hội là 3 năm (1990 – 1993). BCH có 31 ủy viên ở cả hai miền. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là chủ tịch, ba phó chủ tịch là: cô Trịnh Thị Loan, cô Nguyễn Thị Niên, ông Nguyễn Hoa. Tổng thư ký là ông Phạm Đức Mục.
Đến nay, hội đã phát triển tại 59 tỉnh thành và có hơn 40.000 hội viên. Sự hoạt động của Hội Điều dưỡng đã góp phần cùng nhà nước, Bộ Y tế thúc đẩy ngành Điều dưỡng phát triển, động viên điều dưỡng thêm yêu nghề nghiệp và thúc đẩy công tác chăm sóc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong quá trình phát triển của ngành Điều dưỡng Việt Nam từ khi đất nước được thống nhất đến nay, chúng ta đã được nhiều tổ chức điều dưỡng quốc tế giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất và kiến thức.
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu lịch sử ra đời của ngành Điều dưỡng và Hội Điều dưỡng Việt Nam đầy đủ nhất.